ĐẦU TƯ AML: ĐỒNG HỒ ĐANG ĐẾM NGƯỢC

Giống như những ngành nghề khác, lĩnh vực ngân hàng đang chịu nhiều tác động của xu hướng hội nhập quốc tế. Một trong số đó là yêu cầu về khả năng phòng chống rửa tiền (AML), và công nghệ được xem là yếu tố chính giúp các ngân hàng vượt cơn sóng dữ. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình đầu tư vào công nghệ phòng, chống rửa tiền ở các ngân hàng trong nước vẫn chưa có nhiều tiến triển.

ĐẦU TƯ AML: ĐỒNG HỒ ĐANG ĐẾM NGƯỢC

Giống như những ngành nghề khác, lĩnh vực ngân hàng đang chịu nhiều tác động của xu hướng hội nhập quốc tế. Một trong số đó là yêu cầu về khả năng phòng chống rửa tiền (AML), và công nghệ được xem là yếu tố chính giúp các ngân hàng vượt cơn sóng dữ. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình đầu tư vào công nghệ phòng, chống rửa tiền ở các ngân hàng trong nước vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Tiến độ đầu tư cho công nghệ phòng, chống rửa tiền chậm có thể khiến nhiều ngân hàng trong nước không kịp trở tay khi chính phủ các nước thành viên của nhóm châu Á-Thái Bình Dương (APG), mà Việt Nam là một thành viên, siết chặt các chính sách liên quan đến vấn đề này. Đây cũng là điều lo ngại của các chuyên gia ngành ngân hàng tại cuộc hội thảo “Thách thức và hướng tiếp cận giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam do công ty KOMTEK, tập đoàn TIS và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức  vào cuối tháng 6 vừa qua.

Còn nhiều trở ngại

Theo các chuyên gia, chính phủ nhiều nước đang đẩy mạnh hơn các chính sách hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Câu chuyện Mỹ đề nghị Thụy Sĩ công khai tài khoản ngân hàng của công dân Mỹ tại nước này là một ví dụ. Hiện nay, nhiều ngân hàng Việt Nam đang có xu hướng mở chi nhánh ở nước ngoài cũng như có rất nhiều ngân hàng nước ngoài đã đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, việc các ngân hàng Việt Nam tỏ ra yếu kém trong công tác phòng, chống rửa tiền sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến vấn đề kinh doanh, thương hiệu của họ. Như trường hợp rửa tiền của công ty Liberty Reserve vừa qua, dù khẳng định không liên quan nhưng có đến bốn ngân hàng trong nước đang chịu sự điều tra từ các cơ quan chức năng.

Mặt khác, một khi các quốc gia thành viên APG hoặc nước sở tại, nơi các ngân hàng Việt Nam đang và sẽ mở chi nhánh, siết chặt các chính sách phòng, chống rửa tiền thì các ngân hàng Việt Nam bắt buộc phải thay đổi theo mới có thể đáp ứng được. Sự xuất hiện của những ngân hàng nước ngoài qua các dự án đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ tạo một áp lực đối với các ngân hàng trong nước về việc đổi mới công nghệ phòng, chống rửa tiền.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước, các công nghệ phòng, chống rửa tiền được áp dụng ở Việt Nam hiện chỉ mới đáp ứng được yêu cầu lọc những khách hàng nằm trong danh sách bị tình nghi – một cấp độ rất thấp so với yêu cầu chung hiện nay, như phải có khả năng theo dõi để đánh giá, xếp hạng rủi ro của khách hàng, phải phát hiện ra được những giao dịch đáng ngờ và bảo đảm an toàn giao dịch… Ngoài ra, một số phần mềm cùng được sử dụng còn thiếu quy chế xử lý, nhiều trường hợp phát hiện ra khách hàng thuộc diện tình nghi nhưng hệ thống chỉ hiển thị kết quả mà không có những bước xử lý tiếp theo. Ông Ngọc lý giải nguyên nhân có tình trạng đó là do tình hình khó khăn, nhiều ngân hàng chưa mạnh tay triển khai công nghệ phòng, chống rửa tiền vì các thương vụ đầu tư này thường không sinh lợi. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo bộ phận công nghệ thông tin có kiến thức chuyên về phòng, chống rửa tiền không nhiều, dẫn đến khó khăn trong công tác triển khai. Nói một cách khác là phần lớn các giải pháp hiện có chỉ mang tính thử nghiệm, cầm chừng.

Nhìn ở góc độ quản lý nhà nước, ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho hay dù Luật Phòng chống rửa tiền đã được thông qua và có hiệu lực từ 1-1-2013, nhưng đến nay cơ quan chủ quản vẫn chưa đưa ra các bản thông tư hướng dẫn cụ thể nào. Đây cũng là một trong những lý do khiến các ngân hàng không dám đầu tư cho một giải pháp hoàn chỉnh vì e ngại giải pháp đó khó có thể đáp ứng các quy định trong tương lai, dẫn đến việc phải đầu tư lại từ đầu rất tốn kém.

Trong khi đó, những người đại diện một số ngân hàng cho biết họ đã lập ra những phòng, ban tập trung nhiều nhân sự trong nhiều lĩnh vực khác nhau để thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền. Tuy nhiên, những vị đại diện này chưa nói được về cách làm cũng như việc lựa chọn công nghệ… vì họ “vẫn đang tìm hiểu”.

Không quá khó để giải quyết

Công nghệ phòng, chống rửa tiền còn yếu kém, các giải pháp đang sử dụng còn sơ khai bộc lộ những mặt hạn chế của các ngân hàng trong công tác phòng, chống rửa tiền, nhưng mặt khác cho thấy đây là một thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư công nghệ.

Theo các nhà doanh nghiệp cung cấp giải pháp, tư vấn về công nghệ phòng, chống rửa tiền, vấn đề của các ngân hàng Việt Nam đang vướng phải không phải là quá khó để giải quyết. Ông Shon Heung Woo, Giám đốc chi nhánh GTOne Nhật Bản, nhà cung cấp  giải pháp phòng, chống rửa tiền của Hàn Quốc, cho rằng không riêng gì Việt Nam, yêu cầu về độ linh hoạt của giải pháp trước sự cập nhật về các chính sách phòng, chống rửa tiền là yêu cầu chung của nhiều quốc gia.

Ở Hàn Quốc chẳng hạn, từ sau khi gia nhập Egmont Group of Financial Intelligence Units (Tổ chức quốc tế về tình báo tài chính) năm 2002, sau đó trở thành thành viên của Financial Action Task Force (FATF – Lực lượng đặc nhiệm tài chính phòng, chống rửa tiền) vào năm 2006 cho đến nay, nước này đã cho ra đời Luật phòng, chống rửa tiền và đã có bốn lần chỉnh sửa và bổ sung. Với kinh nghiệm triển khai giải pháp của GTOne ở hơn 30 ngân hàng ở Hàn Quốc, ông Shon cho rằng các ngân hàng Việt Nam nên lựa chọn những giải pháp dễ bảo trì, nâng cấp hơn là chọn những giải pháp chỉ vì chúng mang thương hiệu toàn cầu.

Còn theo ông Saito Masaru, vị đại diện của TIS – nhà cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống đến từ Nhật Bản –  đa phần các ngân hàng Nhật Bản triển khai giải pháp phòng, chống rửa tiền theo thứ tự như sau: lọc danh sách theo dõi, theo dõi giao dịch và phát hiện giao dịch đáng ngờ, chấm điểm rủi ro… Theo ông Saito, việc triển khai theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, những nước áp dụng công nghệ sau như Việt Nam có rất nhiều lợi thế vì thừa hưởng được kinh nghiệm từ những ngân hàng của Nhật Bản.

Theo các chuyên gia, tiến độ đầu tư vào công nghệ phòng, chống rửa tiền của các ngân hàng vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực

Như trường hợp triển khai hệ thống theo dõi giao dịch, một trong những phương pháp phát hiện hành vi rửa tiền là tạo sẵn các Kịch bản mẫu dựa trên đặc điểm của các giao dịch rửa tiền mà TIS đúc kết trong quá trình triển khai cho các ngân hàng Nhật Bản. Sau đó kiểm tra định kỳ chuyển động của các giao dịch xem có trùng với những quy tắc đã tạo sẵn hay không, theo ông Saito, cách làm này giúp phân tích và cảnh báo các giao dịch đáng ngờ với hiệu quả cao mà không tốn nhiều nguồn lực.

Hiện giải pháp AMLExpress, giải pháp phòng, chống rửa tiền dựa trên sự kết hợp TIS và GTOne, được chia thành từng giai đoạn cụ thể là phân tích, thiết kế, triển khai, kiểm tra và ổn định hóa. Theo ông Saito cách làm này giúp các ngân hàng Việt Nam triển khai công nghệ phòng chống rửa, tiền trong thời gian ngắn nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với nghiệp vụ của các ngân hàng.

Có cùng quan điểm với ông Saito, ông Nguyễn Hoàng Ly, Chủ tịch Công ty cổ phần KOMTEK, đối tác triển khai giải pháp AMLExpress tại Việt Nam, cho rằng lộ trình triển khai công nghệ nói trên của các ngân hàng trong nước hiện nay cần đi từng bước với các chính sách cụ thể. Theo đó, các ngân hàng cần thiết lập các quy trình phòng, chống rửa tiền; kế đến là thực hiện công tác tìm hiểu về khách hàng, lọc và giám sát giao dịch; cuối cùng là phải có chương trình đào tạo cán bộ định kỳ. Các chuyên gia cũng cho rằng để việc phòng, chống rửa tiền có hiệu quả hơn, bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng cần hệ thống hóa nghiệp vụ này.

Về vấn đề nguồn nhân lực, theo ông Ly, hiện đội ngũ ứng dụng công nghệ phòng, chống rửa tiền ở các ngân hàng vẫn còn hạn chế. Với thế mạnh là đơn vị tư vấn công nghệ, KOMTEK sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa ngân hàng và các nhà cung cấp giải pháp ngay từ bước đầu để việc đầu tư có hiệu quả. Đánh giá về tác động của tình hình kinh tế đối với việc đầu tư vào công nghệ phòng, chống rửa tiền hiện nay, ông Ly cho biết KOMTEK sẽ cố gắng đưa những giải pháp tiêu chuẩn quốc tế với giá nội địa đến khách hàng trong nước và tư vấn những bước đi cụ thể. Ông Ly cũng cho rằng không nên đánh giá đầu tư công nghệ phòng, chống rửa tiền ở  góc độ tiêu tiền mà qua việc đầu tư này các ngân hàng sẽ nâng cao uy tín, giảm thiểu rủi ro và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, chuẩn mực từ các đối tác.

————————————————-

  Theo báo vi tính Sài Gòn 06/2013

12 thoughts on “ĐẦU TƯ AML: ĐỒNG HỒ ĐANG ĐẾM NGƯỢC

  1. resultado do jogo de hoje says:

    Jogo do Bicho é um tipo de loteria famosa no Brasil. Literalmente pode ser traduzido do português como ‘jogo de animais’. jogo foi criado no início do século XX e atualmente é um dos jogos de azar conhecidos do Brasil.

    Na loteria Jogo do Bicho resultado do jogo do bicho hoje , os jogadores apostam em vários animais representados por números de 1 a 25. Cada animal tem seu próprio único número. Um número aleatório é então selecionado todos os dias para representar o número da sorte. Se o número do jogador corresponder ao número da sorte, o jogador receberá um vitorioso.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.